Sử dụng lá trầu không chữa các bệnh phụ khoa là một phương pháp dân gian được cha ông ta truyền dạy qua bao đời. Vậy tác dụng của lá trầu không là gì và có những cách nào để sử dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa? Hãy theo dõi thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của lá trầu không đối với bệnh phụ khoa
Ngày này, bệnh phụ khoa là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Bệnh phụ khoa chính là những vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, có thể kể đến viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung… thường do các loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Để khắc phục, cải thiện tình trạng này, nhiều người đã tìm đến các phương pháp chữa trị dân gian, trong đó sử dụng lá trầu không để chữa bệnh phụ khoa là một phương pháp rất phổ biến.
Tác dụng của lá trầu không đối với các bệnh lý phụ khoa đã được khoa học chứng minh và nghiên cứu cụ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của lá trầu không có chứa các loại protein, acid amin, các vitamin, chất xơ và các loại hoạt chất quý hiếm như: phenol chavicol, methyl eugenol, chavibetol, tanin… có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng rất tốt. Chính các hoạt chất này giúp lá trầu không có thể diệt virus, vi khuẩn và kháng viêm hiệu quả, đặc biệt là các nhiễm khuẩn ở đường âm đạo.
Ở trong Đông y, lá trầu không được quy về loại dược liệu có tính ấm, vị cay nồng, chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, có tính kháng sinh rất mạnh. Nhờ tác dụng của các loại tinh dầu này mà lá trầu không có thể ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và cả các loại nấm như Candida âm đạo, các loại nấm phụ khoa khác. Do đó, lá trầu không có tác dụng rất hiệu quả với các loại viêm nhiễm phụ khoa.
Ngoài ra, lá trầu không còn có các tác dụng khác như: chữa lở loét, giảm ngứa da, loại bỏ những mùi hôi khó chịu ở vùng kín, làm sạch và bảo vệ bộ phận sinh dục của phái nữ.
Xem thêm: [Bật mí] 6 cách chữa ngứa vùng kín bằng sữa chua đơn giản tại nhà
Hướng dẫn cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
Rửa vùng kín bằng nước nấu lá trầu không
Các bạn hãy chọn những lá trầu không tươi xanh, không úa vàng, nên chọn lá trầu quế (là những lá có hình dạng nhỏ hơn, có vị cay) sẽ mang lại tác dụng tốt hơn là lá trầu mỡ.
Sau khi đã chuẩn bị được những lá trầu không tốt nhất, các bạn đem chúng đi rửa sạch, ngâm với 1 chút muối cho hết bụi bẩn, sau đó cho vào nồi đun với khoảng 2 lít nước sôi. Sau khi đun xong, pha loãng nước vừa đun và để nước nguội đến nhiệt độ ấm vừa phải là được.
Sử dụng nước thuốc đã đun rửa vùng kín hàng ngày. Khi tình trạng viêm nhiễm phụ khoa đã được cải thiện, bạn có thể áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần một tuần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Với việc dùng nước lá trầu không rửa trực tiếp vào vùng kín, các tinh chất sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào các mô, niêm mạc và từ đó giúp làm giảm đáng kể tình trạng do viêm nhiễm phụ khoa gây ra như sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, nước lá trầu không còn làm loãng dịch tiết âm đạo, tăng khả năng đào thải các loại vi khuẩn, nấm và các loại dịch tiết gây hại khác, khiến bệnh được cải thiện nhanh chóng. Đây là một phương pháp được rất nhiều chị em áp dụng khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa.
Xem thêm: [Chia sẻ] 5 cách trị huyết trắng bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
Xông vùng kín bằng lá trầu không
Ngoài phương pháp rửa trực tiếp bằng nước nấu lá trầu không thì dùng lá trầu không xông vùng kín để điều trị các bệnh phụ khoa cũng là một cách được nhiều chị em lựa chọn. Việc xông vùng kín bằng lá trầu không sẽ đưa các tinh dầu và dưỡng chất thông qua hơi nóng thẩm thấu sâu vào bên trong âm đạo mà vẫn giữ nguyên được tác dụng, từ đó tiêu diệt nấm men, vi khuẩn có hại và khử được cả mùi hôi. Cách làm của phương pháp này cũng rất đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch với nước sau đó vò nát.
- Đun lá trầu không đã vò nát với khoảng 1 lít nước, để sôi trong khoảng 3 – 5 phút.
- Đổ nước vừa đun ra chậu và tiến hành xông hơi vùng kín trong khoảng 15 phút.
Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày để tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng được cải thiện
Ngoài ra, chị em phụ nữ không bị các bệnh phụ khoa cũng có thể sử dụng phương pháp này như một cách để phòng ngừa các bệnh vùng kín. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi tuần để đem lại tác dụng phòng ngừa hiệu quả.
Kết hợp lá trầu không và lá trà
Trong lá trà có hoạt chất Catechin – một dẫn chất Flavonoid có hoạt tính chống oxy rất mạnh nên có tác dụng lớn trong việc kháng khuẩn kháng viêm. Do đó, việc sử dụng lá trà kết hợp với lá trầu không sẽ làm tăng hiệu quả điều trị viêm nhiễm vùng kín một cách đáng kể.
Cách làm của phương pháp này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị lá trầu không và lá trà (khoảng 10 lá cho mỗi loại). Hai loại lá đem rửa sạch, vò nhuyễn, sau đó đem đi đun với khoảng 2 lít nước. Khi nước vẫn còn ấm, lọc bỏ bã và gạn lấy nước. Dùng khăn bông nhúng vào nước đun trên, vắt nhẹ rồi lau rửa nhẹ nhàng ở vùng kín trong khoảng 5 phút.
Để phương pháp này phát huy hiệu quả, bạn hãy kiên trì áp dụng 2 – 3 lần một tuần, sau một thời gian sẽ thấy tình trạng ngứa rát ở vùng kín thuyên giảm rõ rệt.
Kết hợp trầu không và phèn chua chữa bệnh phụ khoa
Phèn chua được Đông y xếp vào loại dược liệu có tính ấm, vị chua chát, có tác dụng sát trùng, khử đàm hiệu quả. Không những thế, phèn chua còn là chất có tính sát khuẩn, làm ức chế sự hoạt động cảu vi khuẩn, diệt virus, nấm và làm se các vết loét ở vùng kín hiệu quả.
Do đó, có thể kết hợp phèn chua với lá trầu không để điều trị các bệnh phụ khoa. Phương pháp này không những có tác dụng điều trị hiệu quả mà còn giúp phục hồi các tổn thương, các vết xước ở vùng kín do quan hệ thô bạo, đồng thời khử mùi hôi và giảm viêm hiệu quả.
Cách thực hiện của phương pháp này như sau:
- Lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước
- Hòa thêm 1 ít phèn chua vào nước trầu không đã đun sôi, sau đó hòa thêm nước lạnh để lượng nước có độ ấm vừa phải
- Sử dụng nước đã nấu trên ngâm rửa vùng kín trong khoảng 15 phút, sau đó lau khô lại bằng khăn bông sạch
- Áp dụng 2 – 3 lần một tuần
Chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không và muối
Muối từ lâu đã được biết đến là một chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Do vậy, kết hợp lá trầu không với muối là một cách giúp tăng hiệu quả chữa trị viêm nhiễm phụ khoa.
Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá trầu không thật tươi, sau đó rửa sạch và vò nát. Cho lá trầu không vào nồi, thêm một chút muối biển và đun sôi với nước. Sử dụng nước đã đun sôi để xông vùng kín hoặc rửa trực tiếp vùng kín trong khoảng 5 – 10 phút lá trầu không sẽ phát huy được công dụng.
Lưu ý khi chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không
Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không là một phương pháp dân gian vừa an toàn với sức khỏe vừa mang lại được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy được hiệu quả tối đa, cần lưu ý một số điểm nhỏ sau:
Lá trầu không phải chọn những lá tươi xanh, sạch (nên hái trực tiếp trên cây), tránh sử dụng những lá đã úa vàng và không rõ nguồn gốc.
Khi sử dụng, lá trầu không nên được rửa thật sạch, ngâm với muối để loại bỏ hết bụi bẩn
Không nên áp dụng phương pháp này quá thường xuyên sẽ gây nên hiệu quả ngược, làm tổn thương đến vùng kín. Nên áp dụng 2 – 3 lần một tuần để cho hiệu quả tốt nhất
Khi dùng nước lá trầu không để rửa vùng kín, tuyệt đối không nên thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội di chuyển ngược vào trong âm đạo và gây nên các loại bệnh lý khác
Đây là một phương pháp dân gian, sử dụng thảo dược để điều trị nên thường cho hiệu quả chậm hơn các phương pháp Tây y khác. Cần kiên trì thực hiện mới mang lại hiệu quả tốt nhất
Ngoài ra, phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu của bệnh. Trong những trường hợp bệnh lý nặng hơn (như u xơ tử cung, u nang buồng trứng), các chị em cần đến khám ở các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời nhất.
Mang thai có xông lá trầu không được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Lá trầu không là một dược liệu có tác dụng kháng khuẩn khảng viêm rất tốt và hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu. Đồng thời, phụ nữ trong thời kì mang thai lại rất dễ mắc các bệnh phụ khoa do sự thay đổi các hormon nội tiết trong cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng lá trầu không để điều trị các viêm nhiễm phụ khoa là hoàn toàn cần thiết.
Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu, khi sử dụng lá trầu không để điều trị thì cần lưu ý: không nên ngâm vùng kín trong nước trầu, xông rửa nhẹ nhàng, không quá lạm dụng mà duy trì 2 – 3 lần một tuần để đảm bảo tác dụng. Nếu tình trạng viêm nhiễm vùng kín không thuyên giảm, các mẹ bầu nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để có được lời khuyên tốt nhất.
Nước lá trầu không có uống được không?
Lá trầu không là một loại dược liệu và do đó, bạn hoàn toàn có thể uống nước lá trầu không. Không những an toàn mà nước lá trầu không còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: trị bệnh khó tiêu, chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc giúp bạn giảm cân một cách hiệu quả nếu kiên trì uống hàng ngày. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước lá trầu không như một loại nước uống hàng ngày, vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe.
Tắm bằng nước lá trầu không có được không?
Bạn hoàn toàn có thể tắm bằng nước lá trầu không bởi các công dụng làm sạch kháng khuẩn tuyệt vời của nó. Đặc biệt điều này rất có ích cho trẻ sơ sinh bởi làn da các bé rất mỏng manh, dễ bị dị ứng khi sử dụng các loại nước tắm chứa hóa chất trên thị trường. Việc tắm bằng nước lá trầu không cho trẻ sơ sinh vừa có tác dụng làm sạch da bé, vừa giúp bé tránh bị chàm sữa, khỏi hăm tã và ngăn ngừa rôm sảy một cách hiệu quả.
Bài viết liên quan