Nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài vùng kín và phương pháp điều trị tại nhà

Đánh giá post

Đối với chị em phụ nữ, những vấn đề về vùng kín luôn được chú trọng quan tâm hàng đầu. Đây không chỉ là bộ phận nhạy cảm mà còn là vùng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến tình trạng bệnh lý. Một trong số đó chính là bị ngứa bên ngoài vùng kín. Vậy hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Ngứa ngoài vùng kín là bệnh gì?

Ngứa ngoài vùng kín là tình trạng rất hay gặp ở phái nữ và thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như kích ứng da, vệ sinh chưa sạch sẽ, viêm nang lông,… hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh phụ khoa như sùi mào gà, viêm cổ tử cung,…

Theo các chuyên gia, ngứa vùng kín là hiện tượng sinh lý bình thường ở phái nữ và sau vài ngày tình trạng này sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu do mắc bệnh phụ khoa thì tình trạng ngứa ngáy sẽ kéo dài và thường kèm theo các triệu chứng khác như: đau nhức vùng âm đạo, đi tiểu bất thường, tiểu buốt, tiểu nhiều hoặc tiểu rắt, đau bụng, vùng kín bị đau rát khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo có mùi hôi và màu sắc bất thường,….

Các bệnh phụ khoa nguy hiểm thường có triệu chứng, dấu hiệu là ngứa vùng kín: ung thư âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, sùi mào gà, viêm âm đạo.

Chính vì vậy, khi thấy vùng kín bị ngứa ngáy một cách bất thường thì hãy kiểm tra và thăm khám ngay lập tức để tránh tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngứa ngoài vùng kín có nguy hiểm không?

Vì là một tình trạng mà không ít chị em phụ nữ gặp phải nên hầu hết đều tò mò về độ nguy hiểm của việc bị ngứa bên ngoài vùng kín.

Như các bạn đã thấy, ngứa ngoài vùng kín có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều mức độ khác nhau. Nếu dấu hiệu ngứa ngáy chỉ ở mức độ nhẹ và tự động biến mất sau vài ngày thì không đáng lo ngại. Còn nếu tình trạng ngứa âm đạo kéo dài và kèm theo một số triệu chứng khác thì có thể “cô bé” của bạn đang gặp vấn đề. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu bạn để tình trạng đó kéo dài và không thăm khám, chữa trị sớm.

Nguyên nhân gây ngứa ngoài vùng kín

Ngứa ngoài vùng kín xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân dưới đây.

Vệ sinh chưa đúng cách

Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách
Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách

Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa ngáy âm đạo mà hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải. Việc vệ sinh không đúng cách, không cẩn thận sẽ gây mất cân bằng độ pH ở vùng âm đạo, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Một số trường hợp vệ sinh không đúng cách là:

  • Không vệ sinh sạch sẽ vùng xung quanh âm đạo, hậu môn, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
  • Không vệ sinh vùng kín một cách thường xuyên.
  • Thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần gây dị ứng, kích ứng cho “cô bé”.
  • Không lau khô vùng kín sau khi vệ sinh mà mặc quần luôn.

Rận lông mu

Rậm lông mu
Rậm lông mu

Lông mu vùng kín là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sống, phát triển, tấn công vùng kín và gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu, có thể kèm theo một số triệu chứng khác.

Rận lông mu là loài ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có hình dạng giống con cua, có nhiều chân để bám chắc vào da và lông của vùng kín, sinh sống và phát triển bằng việc hút máu, thường ký sinh ở vùng lông của môi lớn, môi bé, vùng mu bộ phận sinh dục nữ.

Khi mắc bệnh rận lông mu, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy quanh vùng âm đạo kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Có thể sốt nhẹ, cơ thể bị suy nhược
  • Vùng lông mu có xuất hiện các túi trứng nhỏ của rận
  • Nổi các nốt đỏ ở vùng da quanh âm đạo
  • Ở mức độ nặng hơn có thể nổi hạch ở vùng bẹn kèm theo cảm giác đau nhức

Bệnh rận lông mu có thể lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể gây nên các vết loét hoặc lây sang người khác khi dùng chung đồ dùng sinh hoạt, quan hệ tình dục,… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Một số cách để phòng ngừa và chữa trị bệnh rận lông mu:

  • Phá nơi cư trú của rận bằng cách cạo lông mu
  • Bôi thuốc kháng khuẩn cho vùng kín

Mụn rộp sinh dục

Bệnh mụn rộp sinh dục ( còn gọi là Herpes sinh dục) là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến và do virus Herpes Simplex Virus ( HSV) gây nên.

Virus HSV có hình dạng giống khối đa diện, chúng tấn công vào da và tạo ra những vết loét, mụn rộp. Những mụn rộp ở vùng niêm mạc bộ phận sinh dục, trực tràng thường do virus HSV tuýp 2 gây ra. Loại virus này có khả năng lây nhiễm cao, chúng xâm nhiễm vào cơ thể qua dịch nhầy, nước bọt, vết thương hở trên da.

Khi mắc phải Herpes sinh dục, chị em phụ nữ thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy khó chịu, bỏng rát, ẩm ướt quanh vùng kín
  • Xuất hiện các vết loét, mụn nước, khi vỡ ra bị chảy dịch, chảy máu
  • Các vết loét có thể đóng vảy và lành lại khiến nhiều người lầm tưởng là nó tự khỏi
  • Âm đạo tiết khí hư có mùi hôi khó chịu
  • Đau vùng xương chậu và khi quan hệ tình dục

Bệnh mụn rộp sinh dục thường lây nhiễm qua các con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với nhiều người ( đặc biệt là với đối tượng mại dâm), quan hệ thô bạo và với tần suất lớn,…
  • Lây từ mẹ sang con và nước ối hoặc qua quá trình sinh thường
  • Qua đường máu
  • Tiếp xúc với máu, mủ, nước bọt, dịch nhầy của người bệnh
  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm Candida âm đạo
Nhiễm nấm Candida âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo ( hay nấm Candida âm đạo) là tình trạng nấm Candida albicans trong âm đạo phát triển quá mức, ngoài tầm kiểm soát dẫn đến nhiễm trùng nấm men, gây nên tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, đau rát và tiết dịch một cách bất thường. Đây là một bệnh rất phổ biến ở phái nữ, theo thống kê cho thấy có đến 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần.

Khi bị nhiễm nấm âm đạo, bạn sẽ thấy vùng kín xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Biểu hiện đầu tiên đó là ngứa ngáy, nóng rát khó chịu ở quanh âm đạo. Có đến 90% người mắc bệnh xuất hiện triệu chứng này.
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, màu trắng, lợn cợn như bã đậu, có mùi hôi tanh

Thông thường, nấm Candida có trong âm đạo ở mức độ cân bằng để bảo vệ và giúp cho “cô bé” khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng lại gây bệnh khi phát triển quá mức. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đó là:

  • Sự thay đổi hormone, nội tiết tố trong cơ thể, thường xuất hiện ở những phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trong thời kỳ mãn kinh
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo
  • Thụt rửa âm đạo quá sâu gây mất cân bằng pH trong âm đạo
  • Quan hệ tình dục: tuy bệnh nhiễm nấm âm đạo không lây truyền qua đường tình dục nhưng hoạt động này là nguy cơ gây nhiễm nấm, đặc biệt là khi quan hệ bằng miệng

Viêm nang lông

Viêm nang lông vùng kín thường gặp cả ở nam và nữ giới. Vì nang lông ở vùng kín rất nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus, bụi bẩn, mồ hôi,… Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng như viêm nang lông sẽ gây nên tình trạng ngứa ngáy, mụn nhọt, có thể biến chứng thành các ổ áp xe dưới da gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Khi mắc phải viêm nang lông, vùng kín thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những cụm mụn nhỏ li ti màu đỏ ở quanh nang lông mu
  • Có thể xuất hiện khối sưng lớn

Một số yếu tố dẫn đến viêm nang lông vùng kín:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn ( tụ cầu khuẩn), virus, nấm
  • Khối nang lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn từ quần áo, mồ hôi
  • Nhiễm khuẩn từ dụng cụ như dao cạo, sản phẩm tẩy lông
  • Mặc quần áo chật hoặc ẩm ướt trong thời gian dài
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Đối với tình trạng viêm nang lông vùng kín, bệnh có thể tự khỏi ở những người có hệ miễn dịch bình thường. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng, bạn cần thăm khám và tìm hướng chữa trị sớm nhất có thể. Thông thường là dùng thuốc sát khuẩn tại chỗ, nghiêm trọng hơn là tiểu phẫu.

Sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà được coi là một bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất và thường gặp ở nữ giới. Bệnh này đặc trưng bởi các khối u nhú giống mào gà, có thể đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám, xuất hiện ở vùng quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Bệnh sùi mào gà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư tử cung và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Bên cạnh đó cũng có thể lây qua đường từ mẹ sang con, dùng chung đồ dùng sinh hoạt,… Khi mắc bệnh sùi mào gà, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
  • Xuất hiện những nốt sùi nhỏ giống với màu da xung quanh, vì vậy rất khó phát hiện. Khi sờ tay có cảm giác hơi ráp.
  • Nếu ở mức độ nặng, các nốt sùi sẽ nổi lên thành từng cụm giống mào gà, chạm vào có thể chảy dịch mủ
  • Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau rát.

Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh rất dài ( có thể tới vài năm), ở giai đoạn đầu thường chỉ có cảm giác ngứa ngáy vùng kín, xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti nên rất khó phát hiện. Bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng kín.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm các tế bào tuyến nằm trong cổ tử cung và thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh chính là cảm giác ngứa ngáy khó chịu vùng kín. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm thì có thể dẫn đến vô sinh, ung thư cổ tử cung.

Một số biểu hiện khi mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung:

  • Biểu hiện đầu tiên là ngứa ngáy, âm đạo tiết dịch nhiều, khí hư có màu lạ ( xanh hoặc vàng) và có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Ở mức độ nặng hơn thì sẽ bị chảy máu khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo, đau bụng quặn, rối loạn kinh nguyệt,…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể do bẩm sinh, nhưng chủ yếu là gặp ở phụ nữ đã lập gia đình, đã từng sinh con, xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách
  • Đã từng thực hiện các thủ thuật về phụ khoa như nạo hút thai, đặt vòng âm đạo
  • Quan hệ tình dục không an toàn

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có tỷ lệ tổn thương trong khoảng 30-70%, nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị vô sinh, nặng hơn là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, khi thấy quanh vùng kín có dấu hiệu ngứa ngáy bất thường thì bạn cần lập tức đi khám để có hướng chữa trị hợp lý.

Các cách điều trị ngứa ngoài vùng kín

Khi bạn cảm thấy có dấu hiệu ngứa ngáy bất thường ở vùng kín cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay lập tức. Từ đó sẽ tìm ra được hướng điều trị hợp lý cho tình trạng bệnh hiện tại. Có hai cách chính để điều trị ngứa ngoài vùng kín là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp vùng kín bị ngứa do dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc các bệnh phụ khoa ( viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…) ở mức độ nhẹ.

Với những trường hợp ngứa vùng kín do các bệnh ngoài da, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đường uống kết hợp với thuốc bôi ngoài để tăng thêm hiệu quả cho việc điều trị.

Các thuốc bôi ngoài dùng để trị ngứa ngoài vùng kín thường chứa thành phần ketoconazole, lincosamid hoặc tetracyclin, đây là những chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra còn có loại viên nén đặt phụ khoa ngày càng được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này giúp bảo vệ vùng kín một cách trực tiếp, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm.

Đối với phương pháp điều trị này, bệnh nhân cần tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thêm thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là phương pháp sử dụng những thủ thuật, tiểu phẫu, phẫu thuật để điều trị bệnh. Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp mắc bệnh phụ khoa và bệnh nhân không đáp ứng với thuốc hoặc bệnh ở mức độ nặng hơn ( sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…).

Với bệnh sùi mào gà sẽ có sử dụng một trong số phẫu thuật sau:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng: tạo một vết rộp ở vùng có nốt sùi nhằm tạo một lớp da mới thay thế cho vùng da bị tổn thương. Phương pháp này thường gây sưng và đau sau phẫu thuật.
  • Dùng laser: phương pháp này áp dụng cho những trường hợp sùi mào gà trên diện rộng và khó điều trị. Sau phẫu thuật bệnh nhân thường bị sẹo.
  • Dùng dao mổ điện: dùng để đốt cháy những nốt sùi
  • Phẫu thuật cắt bỏ vùng bị sùi mào gà

Đối với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, phương pháp phổ biến nhất là đốt laser. Phương pháp này giúp loại bỏ trực tiếp các tế bào gây viêm nhiễm ở vùng kín, sau đó kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả cho việc điều trị.

Tham khảo thêm: Các nguyên nhân khiến vùng kín nữ giới có mùi và phương pháp khử mùi

Cách giảm ngứa ngoài vùng kín tại nhà

Khi vùng kín xuất hiện dấu hiệu ngứa ngáy, bạn có thể áp dụng ngay những phương pháp truyền thống dưới đây để giảm ngứa một cách nhanh chóng.

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều thành phần kháng khuẩn và tinh dầu nên có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm trong vùng kín.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi ( không quá già), rửa sạch, vò nát rồi đun với nước sôi ( cho thêm vài hạt muối tinh để tránh làm thâm vùng kín)
  • Sau khi đun xong, đợi nước nguội bớt rồi lấy để rửa vùng kín
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần để mau chóng chấm dứt tình trạng ngứa ngáy.

Lưu ý khi thực hiện phương pháp này: chỉ rửa bên ngoài vùng kín, không thụt rửa quá sâu, không ngâm vùng kín trong nước vì vi khuẩn có thể tấn công ngược lại vào vùng âm đạo.

Trị ngứa vùng kín bằng sữa chua không đường

Trị ngứa vùng kín bằng sữa chua không đường
Trị ngứa vùng kín bằng sữa chua không đường

Sữa chua có hàm lượng lớn men vi sinh cùng acid lactic giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và cân bằng độ pH lý tưởng cho vùng kín.

Cách thực hiện:

  • Dùng một thìa sữa chua không đường thoa nhẹ vào xung quanh âm đạo
  • Để yên khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn mềm để lau khô
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày để tăng thêm hiệu quả.

Cách ngăn ngừa ngứa ngoài vùng kín

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa vùng kín, bạn nên áp dụng các cách sau:

  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • Sử dụng những sản phẩm chăm sóc vùng kín có thành phần an toàn, tránh những thành phần gây dị ứng, kích ứng da
  • Không mặc quần lót quá chật, không mặc quần áo ẩm ướt
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Không gãi khi bị ngứa vùng kín
  • Không thụt rửa âm đạo quá sâu

Câu hỏi thường gặp

Ngứa ngoài vùng kín có tự khỏi không?

Thông thường, việc ngứa ngoài vùng kín là khó tránh khỏi. Nếu không phải do bệnh lý, thì việc ngứa ngoài vùng kín có thể tự khỏi. Tuy nhiên rất khó để xác định được xem bản thân có đang mắc bệnh hay không, đặc biệt là bệnh ở giai đoạn đầu. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu ngứa vùng kín, bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó có cách xử lý an toàn và hợp lý nhất.

Khi nào ngứa ngoài vùng kín phải đi khám bác sĩ?

Ngứa ngoài vùng kín là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh và rất đáng lo ngại. Khi thấy vùng kín bị ngứa ngáy lâu ngày không khỏi, hoặc ngứa vùng kín kèm theo các triệu chứng khác như nóng rát, đau đớn, khô rát khi quan hệ tình dục,… thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay lập tức.

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *