Đau bụng kinh: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Đánh giá post

Hàng tháng, hơn một nửa phụ nữ trên thế giới phải trải qua cơn đau dữ dội mang tên là đau bụng kinh. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn chưa hiểu rõ tình trạng này để giảm thiểu cơn đau bụng kinh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề bạn đang gặp phải.

Đau bụng kinh là gì?

Thường khi nói đến đau bụng kinh thì người ta sẽ nghĩ đến những cơn đau quặn lại, co thắt hoặc đau dữ dội thành từng cơn ở vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu ngầm thông báo chuẩn bị đến kì kinh hoặc có thể xuất hiện ngay trong những ngày đầu của kì kinh nguyệt mà hầu hết bạn nữ nào bước qua tuổi dậy thì cũng phải trải qua. Tuy nhiên đau bụng kinh có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ như lạc nội tử cung, u xơ tử cung, nhiễm trùng vùng chậu,…

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Top 12 Cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả tức thì

Nguyên nhân đau bụng kinh?

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh:

  • Nồng độ hormone thay đổi đột ngột: nồng độ estrogen và progesterone có thể giảm đột ngột làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu,… Ngoài ra, nồng độ hormone thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể như vú, tử cung, buồng trứng,…
  • Quá trình trứng rụng mà không xảy ra sự thụ tinh, sẽ làm niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và phải nhờ lực co bóp cơ học của tử cung để đẩy ra ngoài. Cùng với đó nồng độ protaglandin tăng cao khiến cơ trơn tử cung co bóp mạnh, nhiều hơn; cơn đau bụng kinh cũng âm ỉ và dữ dội hơn.
  • Có những vấn đề ở tử cung như: dị tật, u khiến máu khó tống ra ngoài.
  • Di truyền: yếu tố này cũng góp phần vào những cơn đau quằn quoại khi bạn đến tháng.
  • Nguyên nhân khác: chế độ ăn uống (ăn nhiều đồ lạnh, thực phẩm cay nóng), chế độ nghỉ ngơi không hợp lý cũng là lý do khiến cơn đau bụng kinh “ghé thăm” bạn mỗi tháng.
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây đau bụng kinh
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây đau bụng kinh

Phân loại đau bụng kinh:

Hiện nay có 2 cách phân loại đau bụng kinh:

Đau bụng kinh nguyên phát: là những cơn đau liên quan đến kì kinh nguyệt, thường xuất hiện trước kì kinh 1 – 2 ngày, hoặc xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu của kì kinh, có thể kèm theo đau vú, căng tức vú, đau lưng phần eo. Cơn đau có xu hướng giảm dần theo ngày hành kinh, đến khoảng ngày thứ 2, 3 cơn đau sẽ dịu đi và biến mất. Càng trưởng thành thì cơn đau cũng giảm dần, nhất là sau khi sinh con.

Đau bụng kinh thứ phát: là những cơn đau kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh nguyên phát. Nó thường đến trước ngày hành kinh 1 – 2 ngày hoặc 1 tuần, có xu hướng tăng dần khi đến ngày hành kinh và không có xu hướng giảm khi đã qua kì kinh. Những cơn đau này có xu hướng đau kéo dài và nghiêm trọng hơn theo thời gian. Đây là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản đặc biệt là vùng tử cung như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.

Triệu chứng đau bụng kinh

Các triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:

  • Đau âm ỉ hoặc đau quặn vùng bụng dưới.
  • Căng tức vú.
  • Đau lưng, đau nhức cơ thể.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt.
  • Thiếu tập trung, khó ngủ.
  • Biểu hiện khác: đau nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn,…

Các triệu chứng đau bụng kinh thứ phát có những triệu chứng giống đau bụng kinh nguyên phát nhưng kèm theo những biểu hiện sau:

  • Đau vùng bụng dưới những thời gian đau kéo dài hơn (khoảng từ 1 tuần trở lên) và cơn đau dữ dỗi hơn.
  • Người mệt mỏi rã rời, có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Ngứa ngáy, khó chịu vùng kín.
  • Máu kinh có màu sắc khác thường, mùi hôi khó chịu.
  • Biểu hiện khác: sốt, ớn lạnh, nôn mửa liên tục,…

Cách chữa đau bụng kinh

Có nhiều cách để xoa dịu cơn đau bụng kinh của bạn mỗi khi đến tháng:

Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau: Dùng các thuốc giảm đau thông thường có chứa hoạt chất paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau chống co thắt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không nên sử dụng thuốc chứa Paracetamol với những người nghiện rượu bia, bệnh về gan; thuốc NSAIDs với những người bị mẫn cảm, hen suyễn, đau viêm loét dạ dày – tá tràng. Bác sĩ không khuyến cáo dùng thuốc giảm đau khi đang đến ngày hành kinh vì có thể che lấp triệu chứng của các bệnh lý khác. Bạn chỉ nên sử dụng khi cơn đau dữ dội quá mức khiến bạn không thể tiếp tục công việc hoặc các hoạt động bình thường và cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Mẹo giảm đau bụng kinh theo phương pháp dân gian:

  • Chườm ấm là phương pháp dễ thực hiện được rất nhiều chị em áp dụng vì nó có thể giảm cơn đau nhanh chóng. Phương pháp này giúp khí huyết lưu thông, hạn chế tình trạng hình thành cục máu đông, ngoài ra còn giúp cơ trơn tử cung được thư giãn, giảm những cơn đau co thắt quá mức.
  • Uống trà gừng: Gừng vị cay tính ấm giúp lưu thông huyết mạch và giúp giảm đau bụng kinh.
  • Massage vùng bụng dưới: giúp giảm những cơn co thắt tử cung và giảm tình trạng huyết ứ.

Đau bụng kinh có tự khỏi không?

Đau bụng kinh thường sẽ tự thuyên giảm sau 1 – 2 ngày kể từ khi bắt đầu cảm thấy đau. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh lý như lạc nội tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,… những cơn đau bụng kinh thường có xu hướng kéo dài thời gian đau, tăng lên trong ngày đầu hành kinh và khó thuyên giảm. Khi có triệu chứng như vậy bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Khi nào đau bụng kinh cần đi khám bác sĩ

Đau bụng kinh là những triệu chứng mà hầu hết nữ giới đều phải trải qua khi đến kì kinh nguyệt. Tuy nhiên với các trường hợp đau nhẹ hoặc đau dữ dội nhưng có biểu hiện giảm sau 1 – 2 ngày kinh thì bạn có thể áp dụng các mẹp giảm đau tại nhà mà không cần đi khám. Các trường hợp đau kéo dài, đau không có dấu hiệu giảm, kèm theo các biểu hiện như máu kinh có màu sắc bất thường, vùng kín ngứa ngáy khó chịu và có mùi hôi, nôn mửa, ngất xỉu, sốt, có thể xuất hiện mủ thì bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Đau bụng kinh nên ăn gì?

Trả gừng giảm đau bụng kinh
Trả gừng giảm đau bụng kinh

Khi đến gần ngày hành kinh thì bạn nên chú ý sử dụng đồ ăn thức uống lành mạnh để giảm thiểu tình trạng đau bụng:

  • Ăn thanh đạm.
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Dùng đồ uống có tính ấm như nước ấm, trà gừng.
  • Dùng nước ép hoa quả hoặc sinh tố rau củ vừa hỗ trợ giảm cân vừa làm dịu cơn đau bụng của bạn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, E; khoáng chất như Magie; Omega – 3 để giúp cần bằng hormone và giảm tình trạng đau bụng kinh.

Ngoài ra bạn cần lưu ý nên tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, có chất kích thích trong thời gian này vì có thể sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, ra kinh không đều, ứ huyết từ đó dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.

Hơn thế bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên và thay băng vệ sinh 3 – 4 tiếng 1 lần để hạn chế nhiễm trùng và mắc các bệnh phụ khoa khác. Tránh vận động mạnh và tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu hơn khi kinh nguyệt ‘ghé thăm’.

Quan hệ có làm giảm đau bụng kinh không?

Nhiều bạn nữ có quan điểm rằng quan hệ vào ngày hành kinh sẽ làm giảm cơn đau bụng kinh hoặc có những bạn còn suy nghĩ rằng để giảm tối đa khả năng thụ thai thì nên quan hệ vào ngày hành kinh là an toàn nhất. Tuy nhiên những suy nghĩ đó đều sai lầm và không tính đến hậu quả về sau. Quan hệ trong ngày hành kinh vừa gây ra cảm giác khó chịu cho đối phương vừa tăng khả năng nhiễm trùng tử cung và có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu dưới do vi khuẩn đi ngược từ ống niệu quản vào bàng quang.

Vì vậy, bạn không quan hệ trong thời kì ‘mùa dâu’ đến.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *