Top 5 cách dùng lá lốt chữa bệnh phụ khoa

Đánh giá post

Bệnh lý phụ khoa là nỗi lo không phải của riêng chị em nào. Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh lý tế nhị này. Rất nhiều chị em đã lựa chọn các phương pháp dân gian để trị mùi hôi, huyết trắng và viêm nhiễm gây ra bởi bệnh lý phụ khoa. Trong đó việc sử dụng lá lốt đang được nhiều chị em tin tưởng và truyền tai nhau. Nhưng sự thật đằng sau phương pháp điều trị bệnh lý phụ khoa bằng lá lốt là gì? Nó có thể điều trị dứt điểm bệnh lý hay ảnh hưởng tới các phương pháp điều trị tây y đang sử dụng hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về lá lốt và bệnh lý phụ khoa.

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh phụ khoa?

Lá lốt là loài cây mọc nhiều trong tự nhiên, giá rẻ và dễ dàng tìm kiếm. Về tác dụng của lá lốt đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và công bố trong các đề tài của họ.

Gần đây nhóm nghiên cứu của nhóm tác giả đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh khảo sát hoạt tính sinh học của cây lá lốt bằng laser cho thấy trong thành phần của cây lá lốt có chứa hoạt chất terpenoid là β-caryophyllene. Thành phần này có tác dụng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn thường gây bệnh lý phụ khoa như tụ cầu vàng, Bacillus pyocyaneus và Bacillus subtilis. Nghiên cứu này cũng chỉ ra thành phần này có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Từ đặc tính kháng khuẩn kháng viêm tốt của lá lốt mà loài cây tự nhiên này được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh lý phụ khoa.

Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh lý phụ khoa có thể kể đến một số tác dụng khác của cây lá lốt như: điều trị trầm cảm; trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, gout,..

Tham khảo thêm: Hướng dẫn Top 9 cách trị huyết trắng tại nhà

Hướng dẫn cách sử dụng lá lốt chữa bệnh phụ khoa

Tác dụng chữa bệnh lý phụ khoa của lá lốt đã được ghi nhận. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để phát huy tác dụng của loại thảo dược thần kỳ này thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là 5 cách sử dụng lá lốt để điều trị bệnh phụ khoa.

Rửa vùng kín nước lá lốt

Sắc lá lốt với nước sôi
Sắc lá lốt với nước sôi

Rửa vùng kín bằng nước lá lốt  là phương pháp đơn giản và hay được sử dụng nhất. Lá lốt có thể đem sắc hoặc hãm với nước sôi để thu được tối đa hoạt chất có hoạt tính vào trong nước.

Chuẩn bị: 100gam lá lốt đã rửa sạch, loại bỏ lá úa, lá sâu.

Tiến hành:

Cách 1: Vò nát lá lốt đã chuẩn bị cho vào nồi nước sau đó đổ vào 500ml nước sôi. Hãm trong vòng 15 phút. Sau đó mở nắp và để nguội đến nhiệt độ ấm rồi đem đi rửa vùng kín.

Cách 2: Lá lốt vò nhẹ rồi cho 500ml nước vào đun đến sôi rồi tắt bếp. Để nguội đến khi nước ấm hoặc nguội hẳn rồi đem đi rửa vùng kín.

Xông vùng bằng lá lốt

Xông hơi là một phương pháp cực kỳ thông dụng dùng để thải độc tố và lưu thông khí huyết vùng âm đạo. Việc tăng lưu lượng máu đến vùng kín giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô khi bị viêm nhiễm.

Đồng thời các thành phần tinh dầu trong lá lốt có thể theo hơi nước đi vào các mô và có hoạt tính tại đây.

Chuẩn bị: 100gam lá lốt đã rửa sạch, loại bỏ lá úa, lá sâu.

Tiến hành: Cho 100 gam lá lốt vào trong nồi nước đem đun đến sôi. Sau đó để đến nhiệt độ tầm 40 50 độ để đủ bốc hơi nước mà không gây bỏng niêm mạc. Khi xông bạn nên dùng ghế xông với khoảng cách phù hợp và dễ dàng xông ổn định thay vì ngồi xổm.

Thực hiện mỗi tuần từ 1 đến 2 lần.

Kết hợp lá trầu không và lá lốt

Kết hợp lá lốt và lá trầu không
Kết hợp lá lốt và lá trầu không

Lá trầu không cũng là một bài thuốc dân gian quý được nhiều người sử dụng để điều trị viêm nhiễm, mụn nhọt. Trong thành phần của lá trầu không rất giàu sterol có tác dụng tiêu diệt các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, Streptococcus pyrogen, Proteus Vulgaris, E.coli, trực khuẩn mủ xanh. Các chủng này là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra, thành phần sterol còn có tác dụng tiêu diệt một số nấm men gây viêm, ngứa âm đạo.

Chuẩn bị: 10 lá lốt và 5 lá trầu không rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.

Tiến hành: Vò nhẹ lá lốt và lá trầu không cho vào nồi đun đến sôi. Lưu ý đậy nắp nồi để tránh thất thoát các thành phần bay hơi. Sau đó để nguội đến nhiệt độ tầm 50 độ thì đem đi xông hơi. Đến khi nước nguội thì dùng nước này để rửa vùng kín.

Kết hợp lá lốt và muối

Muối tinh có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng nhẹ. Bên cạnh đó nồng độ muối đẳng trương( 0.9%) có tác dụng làm sạch mà không hề gây khô rát.

Kết hợp muối với lá lốt giúp tăng hiệu quả làm sạch và giúp khô thoáng vùng kín.

Cách làm: Đem đun lá lốt với một chút muối tinh sạch. Sau khi sôi thì tắt bếp để nguội, dùng nước để rửa vùng kín.

Mặc dù hiệu quả làm sạch, kháng khuẩn của muối tinh kết hợp với lá lốt đã được ghi nhận. Tuy nhiên việc sử dụng muối tự pha sẽ khó có thể đảm bảo về chất lượng cũng như nồng độ. Sử dụng nồng độ quá đậm đặc( hay còn gọi là ưu trương) sẽ gây nên tình trạng khô rát, mất cân bằng pH và tiêu diệt cả các vi sinh vật có lợi tại đây.

Vì thế các chuyên gia vẫn khuyên chị em nên sử dụng nước muối sinh lý kết hợp với lá lốt thay vì sử dụng muối hạt.

Kết hợp lá lốt và gừng tươi

Trong thành phần của gừng tươi có chứa Shogaol và Gingerol có tác dụng chống viêm rất tốt. Nên trong các bài thuốc dân gian trị bệnh phụ khoa thường kết hợp gừng tươi và lá lốt để tăng hiệu quả chống viêm.

Cách tiến hành: Gừng cắt lát nhỏ cho vào nồi cùng với lá lốt. Sau đó đem đun tới sôi. Đến khi nước xuống nhiệt độ khoảng 50 độ thì đem đi xông tới khi nước nguội thì dùng nước này để rửa âm đạo.

Lưu ý khi chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt

Tác dụng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa của lá lốt đã được ghi nhận. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào, vào thời điểm nào thì chị em cần phải nắm rõ để có hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Lá lốt chỉ có tác dụng điều trị viêm nhiễm phụ khoa ở giai đoạn đầu như viêm âm đạo nhẹ, khí hư ra nhiều và có mùi hôi. Khi bệnh lý chuyển sang giai đoạn nặng thì không được tự ý sử dụng phương pháp này tại nhà mà chị em cần phải tới các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh dứt điểm.
  • Đa phần phương pháp điều trị bằng lá lốt hay kết hợp với các thảo dược khác đều sử dụng phương pháp xông và rửa âm đạo. Xông có tác dụng rất tốt với cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Tuy nhiên vùng kín rất nhạy cảm. Vì thế chị em cần phải kiểm soát nhiệt độ xông sao cho không quá nóng có thể gây bỏng âm đạo. Đặc biệt trong quá trình rửa âm đạo không được ngâm hay thụt rửa quá sâu có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong.
  • Lá lốt là loài cây mọc bụi vì thế có thể có chứa nhiều vi sinh vật gây hại trên bề mặt lá. Để làm sạch trước khi sử dụng chị em nên ngâm lá lốt với nước muối trong vòng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Chỉ nên thực hiện rửa hoặc xông âm đạo mỗi tuần từ 1 đến 2 lần. Việc rửa quá nhiều khiến âm đạo trở nên nhạy cảm hơn.
  • Không nên sử dụng nước lá lốt sắc đã để qua đêm vì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Mang thai có được ngâm, rửa âm đạo bằng lá lốt được không?

Phụ nữ có thai có thể rửa âm đạo bằng nước lá lốt
Phụ nữ có thai có thể rửa âm đạo bằng nước lá lốt

Trong thời kỳ mang thai việc thay đổi hormon sinh lý khiến khí hư ra nhiều hơn kết hợp với việc âm hộ nở rộng thời thời kỳ này khiến các mẹ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý phụ khoa. Việc sử dụng thuốc tây y để điều trị cho các mẹ là vô cùng khó khăn bởi các thuốc kháng khuẩn, kháng nấm đều tiềm ẩn nguy cơ tổn hại tới thai nhi. Vì thế nhiều mẹ bầu lựa chọn thảo dược thiên nhiên để điều trị.

Lá lốt hoàn toàn lành tính đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên trong thời kỳ này các mẹ không được khuyến cáo phương pháp xông hơi vùng kín. Vì thế, các mẹ chỉ có thể lựa chọn rửa vùng kín bằng nước sắc lá lốt.

Tắm bằng nước lá lốt có được không?

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm vì thế nó hoàn toàn có thể được sử dụng làm nước tắm để vệ sinh cơ thể, phòng chống các bệnh lý ngoài da.

Ngoài ra, trong thành phần của lá lốt có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cân bằng ẩm, pH cho da vì thế rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh lý viêm da cơ địa.

Tuy nhiên, tắm nước lá lốt chưa được bất kỳ một chuyên gia nào khuyến cáo để điều trị hay phòng ngừa bệnh ngoài da. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng để điều trị bất kỳ bệnh lý ngoài da nào.

Nếu khi sử dụng gặp bất kỳ một triệu chứng bất thường nào cần dừng ngay việc tắm nước lá lốt và hỏi ý kiến bác sĩ.

 

Ngày viết:

0 thoughts on “Nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài vùng kín và phương pháp điều trị tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *