Bệnh huyết trắng là một loại bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi dịch tiết từ âm đạo tiết ra vượt quá ngưỡng sinh lý hàng ngày (lớn hơn 4ml/24h) kèm theo các viêm nhiễm ở đường sinh dục. Vậy liệu rằng bệnh huyết trắng có phải là một loại bệnh nguy hiểm và cách điều trị loại bệnh này như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin về cách điều trị bệnh huyết trắng và những câu hỏi thường gặp về loại bệnh này.
Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
Huyết trắng (hay còn gọi là khí hư) là chất dịch nhày được tiết ra ở vùng âm đạo, có màu trắng sữa và thường không có mùi. Tuy nhiên khi bị bệnh huyết trắng, thì lượng dịch tiết này không chỉ nhiều lên mà còn có thể có màu hoặc có mùi hôi nên gây nhiều sự khó chịu đến cho người bệnh.
Bệnh huyết trắng là một loại bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh:
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: huyết trắng ra nhiều và có màu xanh xám kèm theo bọt cùng mùi hôi khó chịu là một dấu hiệu cảnh báo rất có thể bạn đang bị mắc các bệnh liên quan đến tử cung và buồng trứng. Ngoài ra, nếu bạn bị mắc bệnh huyết trắng tái đi tái lại nhiều lần cũng là một nguy cơ lớn dẫn đến các biến chứng về khả năng sinh sản như: có khả năng bị sảy thai, sinh non khi mắc trong thai kì, hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến vô sinh và ung thư cổ tử cung
Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt: huyết trắng ra nhiều hơn bình thường khiến cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ gặp nhiều bất tiện, đặc biệt là trong đời sống sinh hoạt vợ chồng khiến cuộc sống gia đình có nhiều trở ngại, là mối đe dọa đến hạnh phúc gia đình
Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh: người mắc bệnh huyết trắng khiến vùng âm đạo luôn ẩm ướt, rất có thể còn có mùi khó chịu nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Phụ nữ khi mắc bệnh thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, dẫn đến tự ti trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Cách điều trị bệnh huyết trắng bằng thuốc
Thuốc Đông y điều trị bệnh huyết trắng
Hiện nay việc sử dụng các phương thuốc Đông y dựa trên y học cổ truyền để điều trị bệnh huyết trắng là một phương pháp ngày càng phổ biến vì tính an toàn không gây tác dụng phụ đối với cơ thể mà vẫn mang lại những hiệu quả tích cực. Điều trị huyết trắng tại nhà bằng Đông y có rất nhiều bài thuốc, có thể kể đến các phương pháp sau:
Bài thuốc 1: sử dụng kết hợp 7 vị thuốc bao gồm:
- Hoàng bá (tên khoa học Phellodendron chinensis): có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch
- Ích mẫu: vị cay, tính hơi hàn, giúp lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt
- Đương quy: thuộc họ Apiaceae, có tác dụng điều trị vô kinh, rối loạn kinh nguyệt và chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể ở phụ nữ.
- Trinh nữ hoàng cung: từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung do có khả năng ức chế quá trình phân bào.
- Bạch thược: tên khác là mẫu đơn trắng, có tác dụng bổ máu, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt
- Kim ngân hoa: tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm giảm chất xuất tiết và giải nhiệt
- Đan sâm: là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc, được Đông y ghi nhận có tác dụng bổ huyết, giải khí trệ và huyết ứ.
Bài thuốc kết hợp 7 loại dược liệu trên với một tỷ lệ thích hợp nên có tác dụng rất hiệu quả trong việc thông kinh, bổ huyết, ngoài ra nhờ tác dụng kháng khuẩn kháng viêm của các hoạt chất nên giúp tăng cường bảo vệ buồng trứng và tử cung khỏi các viêm nhiễm phụ khoa, từ đó giúp điều trị bệnh huyết trắng từ gốc hiệu quả.
Cách sử dụng: với 1 thang thuốc có thành phần như trên, bạn nên sắc kỹ 3 lần, mỗi lần 60 phút với lượng nước đổ ngập thuốc. Lượng nước thuốc sắc được uống trong vòng 3 ngày, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, uống sau khi ân khoảng 20 phút.
Bài thuốc 2: 1 thang thuốc bao gồm 8 vị dược liệu
- Bạch đồng nữ đã được thái mỏng sao vàng: hàm lượng 20g
- Đan bì và Chi tử, mỗi loại đều 10g
- Hương phụ chế: hàm lượng 12g
- Ích mẫu và thủ ô chế, mỗi loại 16g
- Huyết đằng và chó đẻ răng cưa, mỗi loại 20g
Cách thực hiện: sắc thuốc với 1,5 lít nước, đun kỹ đến khi cạn còn khoảng 350ml nước thuốc thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 2 lần, uống trong 10 ngày liên tục.
Bài thuốc 3: gồm 9 vị thuốc:
- Quế hàm lượng 8g
- Nga truật và Chính thảo 10g mỗi loại
- Bạch truật và Biển đậu – 12g
- Rễ cỏ xước và Ngũ gia bì 16g mỗi loại
- Rễ bạch đồng nữ và Ngải diệp – 20g.
Cách thực hiện: 10 ngày một liệu trình, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với 1,5 lít nước, đun còn 350ml thì lọc bỏ bã, uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 4: gồm 10 vị thuốc kết hợp với nhau
- Sa nhân và hoắc hương, hàm lượng như nhau – 8g mỗi loại
- Câu kỷ tử, hà thủ ô, thọ ty tử, cẩu tích, đỗ trọng, tang phiêu tiêu, xích thạch chi – 4 loại thuốc đều có hàm lượng 16g
- Thục địa có khối lượng lớn nhất, 32g
Cách sử dụng: 1 thang thuốc sắc uống trong 1 ngày, một liệu trình gồm 10 thang thuốc.
Thuốc đặt điều trị bệnh huyết trắng
Phương pháp sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh huyết trắng là một trong những giải pháp hàng đầu được các bác sĩ khuyên dùng hiện nay.
Một số loại thuốc đặt điều trị huyết trắng rất phổ biến trên thị trường, bao gồm:
Thuốc đặt Safari: có công dụng điều trị nhiễm khuẩn ở âm đạo, viêm âm đạo có kèm theo ra huyết trắng, ngứa vùng kín nhờ tác dụng của các thành phần chính: Metronidazole, Nystatin, Chloramphenicol
Thuốc đặt Canvey: điều trị viêm âm đạo do huyết trắng, viêm nhiễm vùng kín do nấm Candida và một số loại vi khuẩn khác. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thuốc đặt Ponysta: với tác dụng chính là kháng khuẩn và kháng nấm, đây là loại thuốc có chỉ định để điều trị viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, nấm gây ra
Cách sử dụng các loại thuốc đặt: đặt viên thuốc vào sâu trong âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ, đặt vào càng sâu thì tác dụng càng có hiệu quả
Những lưu ý khi sử dụng thuốc đặt âm đạo: không được lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc, cần điều trị theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra. Do các loại thuốc đặt phụ khoa này thường chứa nhiều hoạt chất kháng sinh nên nếu lạm dụng sử dụng thuốc sẽ dẫn đến thay đổi pH trong âm đạo và có thể làm rối loạn nội tiết trong cơ thể. Trong thời gian sử dụng thuốc không nên quan hệ tình dục để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất
Mẹo điều trị bệnh huyết trắng đơn giản tại nhà
Ngoài 2 phương pháp chữa trị bệnh đã được giới thiệu ở trên, nếu các chị em phụ nữ chưa có điều kiện đến khám và điều trị theo Tây y hoặc Đông y thì có thể áp dụng các phương pháp trị bệnh tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Cùng với đó, việc kết hợp với một lối sinh hoạt lành mạnh an toàn sẽ đem đến hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh huyết trắng tại nhà.
Điều trị bệnh huyết trắng bằng nước vo gạo
Nước vo gạo từ lâu đã được nhiều người biết đến với công dụng làm đẹp da và kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của nước vo gạo còn có các hoạt chất có tác dụng giảm đau, bảo vệ niêm mạc, giảm ngứa và ngăn ngừa viêm vùng kín
Cách thực hiện khá đơn giản: khi vo gạo, chắt lấy một phần nước gạo sạch và đặc, dùng để uống hàng ngày, có thể cho thêm một chút đường để dễ uống hơn. Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước gạo để vệ sinh vùng kín, tuy nhiên lượng nước này phải đảm bảo vệ sinh để tránh bệnh không được chữa khỏi mà lại viêm nhiễm thêm.
Dùng quả đậu bắp để trị huyết trắng
Đậu bắp (tên khác là mướp tây) là một loại rau củ vốn nổi tiếng với tác dụng tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, trong đậu bắp còn chứa nhiều vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa nên nó còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm bao vệ vùng kín. Do vậy có thể sử dụng đậu bắp để điều trị bệnh huyết trắng hiệu quả
Cách thực hiện: đậu bắp đem cắt khúc, sau đó đun sôi với nước trong khoảng 20 phút. Bỏ bã, nước nấu được thêm một chút đường, uống hàng ngày
Chữa bệnh bằng gừng (Zingiber officinale)
Gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng kháng khuẩn sát trùng tốt, giảm đau giảm ngứa nên được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý viêm âm đạo, trong đó có bệnh huyết trắng.
Gừng (sử dụng khoảng 20g) đem rửa sạch rồi giã nát, đun sôi trong nước khoảng 2 phút, đến khi thấy mùi gừng thơm tỏa ra và nước chuyển màu vàng thì có thể tắt bếp. Pha loãng thêm với nước trắng cho vừa đủ ấm, sau đó ngâm mông vào chậu nước gừng trên khoảng 15 -20 phút. Lau khô vùng kín khi ngâm xong, kiên trì làm hàng ngày sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt sau một thời gian ngắn
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh huyết trắng
Ra huyết trắng nhiều có phải là có thai không?
Trong thời kì bắt đầu mang thai, lượng hormon trong cơ thể đều tăng một cách bất thường và sự thay đổi đột ngột này khiến lượng huyết trắng tiết ra rất nhiều. Tuy nhiên, không phải cứ ra huyết trắng nhiều đều là dấu hiệu của việc mang thai mà việc huyết trắng được tiết ra nhiều còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như có kích thích tình dục, căng thẳng quá mức, mệt nhọc quá độ hoặc nghiêm trọng hơn là mắc phải các loại viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến tình trạng này.
Để chẩn đoán chính xác về việc mang thai, không chỉ dựa vào yếu tố huyết trắng ra nhiều mà còn dựa vào rất nhiều triệu chứng cụ thể khác, xét nghiệm nồng độ HCG trong máu ở thời kì đầu và đi khám ở bệnh viện là cách chuẩn xác nhất
Ra huyết trắng khi mang thai có sao không?
Như đã đề cập ở trên, ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, đặc biệt ở trong các tháng đầu và tháng cuối của thai kì. Đây còn được coi là cơ chế sinh lý của cơ thể để bảo vệ âm đạo trước những tấn công của các loại vi khuẩn
Tuy nhiên, nếu huyết trắng ra nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường như: có màu hoặc có mùi hôi thì rất có thể đây là biểu hiện của các viêm nhiễm phụ khoa. Khi đó các bà bầu không nên chủ quan mà phải thăm khám bác sĩ để có được các tư vấn thích hợp, tránh các hậu quả cho cả mẹ và bé
Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh?
Những tháng cuối của thai kì, do kích thước của bào thai ngày càng lớn hơn nên đã chèn ép khung xương chậu của các bà mẹ. Đó là lý do mà huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn ở giai đoạn cuối này. Ở những tuần cuối, nếu huyết trắng ra nhiều kèm theo một ít máu thì có thể xem đây là dấu hiệu cho việc các bà mẹ sắp “vượt cạn”
Dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn nếu các bà mẹ có kèm theo các triệu chứng như vỡ nước ối, co thắt tử cung, tiêu chảy, sa bụng
Trễ kinh một tháng và ra huyết trắng là bị gì?
Trễ kinh một tháng là tình trạng bất thường nội tiết tố trong cơ thể, quá trình rụng trứng và phóng noãn không xảy ra bình thường. Nếu kèm theo ra nhiều huyết trắng thì có thể do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là các bệnh lý phụ khoa.
Trễ kinh và ra nhiều huyết trắng có thể do:
- Mang thai
- Rối loạn nối tiết tố: căng thẳng stress làm nội tiết tố bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng đến đến trễ kinh
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
- Viêm âm đạo do nấm Candida
- Viêm âm đạo do nhiễm các loại Trichomonas và các tạp khuẩn
Ra huyết trắng và đau bụng dưới là do đâu?
Đây có thể là một dấu hiệu sinh lý báo hiệu sắp đến chu kì kinh nguyệt hàng tháng, khi đến ngày rụng trứng hoặc khi gặp phải các kích thích tình dục
Tuy nhiên, đây còn có thể là một dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa mà đa phần là các vấn đề của buồng trứng, tử cung. Các bệnh phụ khoa có thể kèm triệu chứng đau bụng dưới và ra huyết trắng là: u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, u nang buông trứng. Đây đều là các bệnh hết sức nguy hiểm không những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không chữa trị đúng cách nên cần theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể để được chữa trị kịp thời.
Bài viết liên quan