Bệnh vùng kín thường khiến các bạn nữ ngại ngùng tâm sự với mọi người. Một trong những bệnh hay gặp nhất đó là mắc bệnh rận lông mu. Đây là một dạng bệnh do ký sinh trùng ký sinh. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Rận lông mu là bệnh gì?
Đây là một căn bệnh do loài rận mu với tên khoa học là Pthirus pubis ký sinh ở vùng lông mu gây ra. Ngoài ký sinh ở vùng lông mu người, chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác của chúng ta, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Khi nhiễm bệnh, người mắc thường bị ngứa nhiều ở khu vực lông mu nhất là những vùng nhạy cảm.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài vùng kín và phương pháp điều trị tại nhà
Bệnh rận lông mu có nguy hiểm không?
Mặc dù đây là một bệnh do sinh vật ký sinh nhưng bệnh rận mu lại được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bởi thế, những người mắc bệnh rận mu cũng cần phải thận trọng với việc quan hệ bởi nó có thể lây sang người khác.
Một số tác hại của bệnh rận mu:
- Gây tổn thương da: Rận mu bám vào lông và da ở bộ phận sinh dục của chúng ta để ký sinh. Sở dĩ điều này có thể thực hiện bởi chân của chúng có nhiều móc sắc vậy nên sẽ làm tổn thương vùng da nơi mà chúng bám vào, gây ngứa ngáy, khó chịu. Lâu dần, vùng da bị ký sinh có thể dẫn đến viêm loét da nghiêm trọng. Ngoài ra chúng gây ngứa khiến chúng ta phải gãi nhiều, gây tổn thương da.
- Tiết chất độc: Trong quá trình ký sinh hút máu, những con rận sẽ tiết độc vào cơ thể vật chủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và làm phát sinh một số bệnh lý khác, ví dụ suy giảm chức năng gan…
- Mất ngủ, mất tập trung: ban đêm là thời điểm những con rận mu để trứng nên người mắc sẽ bị ngứa hơn ban ngày, gây mất ngủ cho người bệnh.
- Khởi phát một số bệnh lý khác: rận mu ký sinh khiến sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm, dễ dẫn đến nhiễm nhiều bệnh lý khác , đặc biệt là các bệnh xã hội.
Dịch tễ học bệnh rận lông mu
Bệnh rận mu có khoảng 2% dân số thế giới mắc phải, đây không phải là một tỷ lệ nhỏ nên bạn cũng cần quan tâm khi có các dấu hiệu ngứa ngáy vùng kín.
Nguyên nhân gây rận lông mu
Rận mu là một loài thích sống ở khu vực tối, kín và ẩm ướt nên nguyên nhân đầu tiên gây đến căn bệnh này do việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và mặc đồ quá ẩm ướt.
Xem thêm: [Chia sẻ] Bí quyết vệ sinh vùng kín đúng cách cho chị em phụ nữ
Rận lông mu lây truyền từ đâu mà có?
Một trong những nguyên nhân chính khác là do lây nhiễm qua đường tình dục, quan hệ không an toàn, bừa bãi.
Ngoài ra dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, đồ lót, quần áo,… cũng lây nhiễm bệnh.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh rận lông mu
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, người lớn thường mắc nhiều hơn trẻ em. Khi trẻ em hay thanh thiếu niên mắc phải thường có khả năng là bị lạm dụng tình dục cần phải lưu ý.
Dấu hiệu của rận lông mu
Một số dấu hiệu hay xuất hiện giúp bạn nghĩ đến bệnh rận mu:
- Ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vùng có lông, tóc, cảm giác ngứa nhất xuất hiện vào buổi đêm. Triệu chứng ngứa dữ dội nhất vào khoảng 2 tuần trở đi sau khi mắc bệnh.
- Thấy xuất hiện các chấm màu đen hay xám xanh ở vùng da của bộ phận sinh dục vì đây là những chỗ rận bám vào để ký sinh. Có thể xuất hiện chảy máu. Các chấm này kéo dài trong nhiều ngày và trở nên dày đặc hơn.
- Khi quan sát kỹ vùng tổn thương sẽ thấy xuất hiện những sinh vật nhỏ nhỏ đó là những con rận mu ký sinh.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên đau đầu.
Chẩn đoán rận lông mu
Phương pháp chẩn đoán thường được dùng là cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Dùng kéo cắt vùng lông, tóc bị tổn thương hay dùng kẹp gắp vùng da để tìm rận và trứng. Sau đó soi chúng dưới kính lúp hoặc kính hiển vi để định danh vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra còn xem xét đến tiền sử các thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, hay vieecj quan hệ tình dục của người bệnh.
Điều trị rận lông mu
Khi bệnh nhân được xác định là mắc bệnh rận lông mu được điều trị như sau:
Bước 1: vệ sinh
- Làm sạch vùng lông nơi bị rận ký sinh và những vùng xung quanh.
- Tổng vệ sinh quần áo, chăn màn, giường chiếu, khăn tắm,… để nơi ở sạch sẽ nhất có thể.
Bước 2: dùng thuốc trị bệnh
- Bệnh nhân có thể được dùng một số thuốc như DEP, hay dùng bông gòn thấm dầu hỏa để diệt (rận sẽ chết trong khoảng 30 phút), ngoài ra còn có thuốc Cypermethyl, pyrethrin.
Lưu ý: không được tự ý dùng thuốc khi không có sự tư vấn của nhân viên ý tế nào vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bước 3: Điều trị bằng chiếu tia:
- Một số con rận mu chưa trưởng thành sẽ ký sinh ở dưới niêm mạc da, để điều trị dứt điểm và nhanh chóng, bệnh nhân sẽ được thực hiện chiều tia. Phương pháp này sẽ được tiến hành tại các phòng khám chuyên khoa với các loại tia như tia laser, hồng quang, viba,…Ngoài tiêu diệt ác nhân gây bệnh, phương pháp này giúp lành vết thương nhanh chóng.
Cách phòng tránh rận lông mu
Đây làm một bệnh rất dễ phòng tránh. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, vệ sinh định kỳ, giữ cho vùng kín luôn khô ráo thoáng mát, đặc biệt không mặc quần lót quá chật, nhất là mùa hè.
Ngoài ra, không được dùng chung đồ lót, khăn tắm, quần áo, không được quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc.
Các câu hỏi thường gặp
Rận lông mu có tự khỏi không?
Bệnh rận lông mu không tự khỏi được, ngoài việc vệ sinh vùng kín đúng cách, giữ cho nó luôn khô thoáng, bạn còn cần có thước đặc trị để tiêu diệt chúng.
Ngoài ra bạn cũng cần phải duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ sau khi đã khỏi để tránh tái lại bệnh.
Rận lông mu khi nào cần đi khám bác sỹ?
Bạn cần đến gặp bác sỹ sớm nhất có thể khi phát hiện ra các dấu hiệu về bệnh như ngứa ngáy, khó chịu, thấy xuất hiện rận để được điều trị kịp thời và đúng cách. Việc điều trị nhanh nhất giúp vùng kín của chị em không còn bị nhiễm trùng nữa,
Bài viết liên quan