Ngứa vùng kín – tình trạng có thể gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Nhưng những bệnh phụ khoa vẫn luôn là một nỗi khó nói, khiến họ gặp phải khó khăn trong điều trị. Vì vậy, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về “Ngứa vùng kín ở phụ nữ”.
Ngứa vùng kín ở Nữ là bệnh gì?
Ngứa vùng kín ở phụ nữ là tình trạng âm đạo khó chịu, ngứa ngáy, có thể tự khỏi sau vài ngày nếu là hiện tượng sinh lý, nhưng khi phát triển nặng thành bệnh lý, các triệu chứng thường thấy là:
- Âm đạo ngứa ngáy dai dẳng, có thể gây đau nhức.
- Đi tiểu khó khăn: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu nhiều lần.
- Âm đạo tiết nhiều dịch, dịch có màu: trắng đục, xanh, vàng, nâu.
- Có thể khó chịu ở vùng bụng dưới.
- Giảm chất lượng quan hệ tình dục.
Nguyên nhân gây ngứa âm đạo
Ngứa âm đạo có thể do những thói quen không tốt trong sinh hoạt hay do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa. Cụ thể, có thể kể đến các nguyên nhân sau:
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Bình thường, vùng âm đạo có pH có độ acid vừa phải, dao động từ 3,8 đến 4,5. Khi pH nằm ngoài giới hạn này, đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm âm đạo.
Các triệu chứng thường gặp khi viêm âm đạo:
- Âm đạo ngứa, có mùi hôi
- Khí hư loãng/ đặc quánh, màu xám/ xanh.
- Đau rát khi đi tiểu.
Bệnh này thường nhẹ, sau khi được vệ sinh thường xuyên tình trạng viêm sẽ giảm và khỏi hẳn. Nhưng nếu không được phát hiện và xử lý, viêm ngày càng nặng có thể gây nguy hiểm lớn, đặc biệt với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kì. Vì vậy, các bà bầu được khuyên đi khám ngay khi có triệu chứng ngứa âm đạo để được sự hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Vệ sinh không sạch sẽ
Vì đây là vùng kín, thích hợp với các vi khuẩn, nấm mốc nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ, hàng ngày sẽ không tránh khỏi viêm âm đạo, với các biểu hiện kể trên.
Dị ứng/ Viêm da tiếp xúc với quần áo
Vùng âm đạo tiếp xúc trực tiếp với quần áo dễ đẫn đến tình trạng viêm khi:
- Mặc đồ lót không được vệ sinh (bị ẩm, mốc)
- Quần quá bó, tạo ra ma sát lớn, đặc biệt khi chất liệu vải quá cứng, tham gia các hoạt động mạnh.
- Kích ứng với hóa chất có trong xà phòng, nước xả vải.
Ngoài ra tình trạng dị ứng hay viêm da có thể gặp khi sử dụng băng vệ sinh, tampon, sữa tắm, các loại dung dịch vệ sinh vùng kín hay bao cao su có những thành phần gây kích ứng.
Triệu chứng thường gặp ở những người này là xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nhọt tại vị trí tiếp xúc, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Côn trùng ký sinh
Chấy, rận là loại côn trùng kí sinh chủ yếu tại vùng kín, khiến người bệnh luôn trong trạng thái ngứa ngáy, bứt rứt muốn gãi. Ngoài việc gây ngứa, chấy, rận còn gây nguy hiểm khi dễ làm lây lan các bệnh lây truyền qua đường máu (HIV, viêm gan B, sùi mào gà) thông qua việc hút máu.
Ngứa âm đạo do nguyên nhân này chỉ hết khi loại bỏ hoàn toàn được côn trùng kí sinh. Vì vậy sau khi phát hiện, bạn nên tìm ngay biện pháp thích hợp để tiêu diệt chúng.
Viêm âm đạo do nấm Candida
Candida là loài nấm kí sinh luôn tồn tại trên cơ thể người, tại miệng, da, ruột và âm đạo. Khi có yếu tố bên ngoài tác động vào âm đạo, số lượng lợi khuẩn giảm đáng kể gây mất cân bằng, tạo điều kiện cho Candida phát triển, gây viêm âm đạo do nấm Candida.
Các triệu chứng của bệnh:
- Âm đạo ngứa, có mùi chua
- Khí hư tiết nhiều, có màu trắng đục, thường vón cục
- Khi đi tiểu thường có cảm giác đau buốt, thậm chí chảy máu.
Điều kiện thuận lợi để làm mất cân bằng giữa nấm gây bệnh và các lợi khuẩn có thể do các thói quen sau:
- Không vệ sinh sạch sẽ vùng kín
- Mặc đồ lót không vệ sinh
- Dùng băng vệ sinh trong thời gian dài
- Sử dụng đồ dùng, dung dịch vệ sinh có hóa chất kích thích da.
- Mất cân bằng pH vùng âm đạo do dùng xà bông, dung dịch vệ sinh không phù hợp
Bạn nên tập cho mình thói quen tốt để ngăn ngừa nấm phát triển, giảm tỉ lệ nhiễm Candida âm đạo cho bản thân.
Mắc bệnh lây qua đường tình dục
Một trong những nguyên nhân gây ngứa là bệnh lây qua đường tình dục: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai. Những bệnh này đều gây ra bởi virus, vi khuẩn, dẫn đến ngứa, có thể nổi mẩn, mụn nhọt vùng âm đạo. Do đó, trước và sau khi quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe bạn nhớ phải lưu ý vệ sinh vùng kín.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc không tác động trực tiếp lên vùng âm đạo, nhưng nó lại làm thay đổi hormon, đặc biệt các hormon sinh dục làm giảm tiết dịch nhầy ở niêm mạc gây khô rát, bứt rứt khó chịu như thuốc tránh thai.
Hay thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc mà thấy ngứa âm đạo phải tham khảo ý kiến nhân viên y tế để điều trị kịp thời.
Ngứa vùng kín ở các vị trí
Tùy vào vị trí ngứa vùng kín cũng có thể bước đầu xác định được nguyên nhân gây ra:
Bị ngứa xung quanh vùng kín
Do viêm nang lông, vi khuẩn, côn trùng hay nấm kí sinh hoặc tiếp xúc với hóa chất dẫn đến ngứa, nổi mẩn quanh vùng kín.
Bị ngứa hai bên mép vùng kín
Nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc đồ lót quá chật gây bí bách, không thoát được mồ hôi gây ngứa hay do nhạy cảm với sản phẩm chứa hóa chất lạ. Đặc biệt nên đề phòng bệnh sùi mào gà.
Bị ngứa bên trong vùng kín
Viêm nhiễm đã phát triển vào sâu bên trong tử cung, hoặc bệnh phụ khoa nguy hiểm, không nên chủ quan.
Ngứa vùng kín nữ có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín tưởng chừng như là rất bình thường, nhưng đôi khi chủ quan lại gây ra những nguy hiểm không lường trước được.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Người ngứa vùng kín luôn trong trạng thái ngứa ngáy, bứt rứt, không thoải mái, ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến hiệu suất công việc suy giảm. Khi gãi tạo ra các vết trầy xước, lây lan viêm nhiễm càng làm tình trạng nặng hơn.
- Nguy cơ dẫn đến các bệnh phụ khoa: Các vi khuẩn, nấm không được phát hiện và điều trị sẽ phát triển mạnh, gây ra bệnh phụ khoa.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: ngứa ngáy làm giảm mong muốn quan hệ; khi quan hệ thấy đau rát, không thoải mái.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Các bệnh phụ khoa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Ngoài ra trong trường hợp pH âm đạo thay đổi, khả năng thụ thai là rất thấp.
- Với phụ nữ có thai, trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sẽ đẻ thiếu tháng, vỡ ối sớm, thai nhi không khỏe mạnh.
Bị ngứa vùng kín khi nào cần gặp bác sĩ?
Để tránh những nguy hiểm kể trên, khi tình trạng ngứa vùng kín kéo dài khoảng 1 tuần mà không có dấu hiệu giảm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Các triệu chứng kèm theo có thể là:
- Viêm âm đạo dẫn đến đỏ, sưng niêm mạc.
- Xuất hiện mụn phồng rộp ở âm đạo, gây đau rát.
- Đau ở phía bụng dưới (vị trí tử cung)
- Dịch tiết âm đạo có màu, mùi lạ.
Các biện pháp điều trị ứng với từng nguyên nhân
Với mỗi nguyên nhân, có những cách điều trị riêng, đặc hiệu mà bạn cần biết để xử lý đúng cách:
- Với nguyên nhân nhiễm khuẩn, nấm, trước hết bạn phải luôn giữ cho vùng kín sạch sẽ, sau đó tham khảo ý kiến của nhân viên y tế tìm mua thuốc diệt khuẩn, diệt nấm để tăng hiệu quả điều trị. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc vì điều trị không đúng nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn.
- Khi ngứa vùng kín do kích ứng với các thành phần trong dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, nước giặt, nước xả vải hay băng vệ sinh, hoặc cả do thuốc, bạn cần dừng sử dụng để da bình thường trở lại. Những sản phẩm đó bạn nên tham khảo, lựa chọn kĩ trước khi sử dụng, test trước khi dùng với vùng kín.
- Để điều trị các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh phụ khoa bạn nên đi khám phụ khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc điều trị chuyên khoa.
- Và dù nguyên nhân là gì thì việc vệ sinh vùng kín thường xuyên, không được gãi ngứa, không tự ý điều trị khi chưa biết rõ nguyên nhân tại nhà là việc bạn phải tuân thủ. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn phải đến tìm đến cơ sở chuyên khoa để khám chữa ngay.
Tham khảo thêm: Top 10 Dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
Cách phòng tránh bị ngứa âm đạo
Ngứa âm đạo – hiện tượng khá phổ biến nhưng cũng không khó để phòng tránh nếu bạn thực hiên những điều sau:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày.
- Không mặc quần áo ẩm mốc, không sạch sẽ đặc biệt vùng tiếp xúc trực tiếp với vùng kín.
- Mặc quần áo thoải mái, chất liệu co giãn và tránh hoạt động mạnh ảnh hưởng đến vùng kín.
- Sử dụng các sản phẩm có thành phần an toàn, không nhạy cảm với da.
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi quan hệ. Không quan hệ với những người mắc bệnh phụ khoa.
- Không sử dụng thuốc tùy tiện.
- Có dấu hiệu ngứa âm đạo phải hỏi ý kiến của nhân viên y tế để điều trị ngay.
Trả lời một số câu hỏi thường gặp khi bị ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín nên ăn gì?
Có một sự thật là, chế độ ăn không trực tiếp làm giảm tình trạng ngứa vùng kín, nhưng nó lại làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Những loại đồ ăn được cho là có tác dụng cải thiện tình trạng này là:
- Sữa chua: sữa chua cung cấp vi khuẩn, vi sinh vật có lợi để cân bằng với các vi khuẩn gây bệnh, cân bằng pH âm đạo.
- Các loại rau, củ, quả: cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng được cho rằng có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, có thể sử dụng để giảm ngứa âm đạo.
Bên cạnh đó, bạn lưu ý không ăn những thực phẩm cay và nóng (gây tổn thương âm đạo), đồ ăn ngọt (giúp nấm Candida phát triển mạnh mẽ), không ăn thức ăn dầu mỡ và hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cồn hay cafein.
Bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối không?
Câu trả lời là có.
Bởi muối có tính sát khuẩn, rửa nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm kí sinh gây ngứa ở vùng kín. Bạn nên chọn nước muối sinh lý 0,9% (có thể tìm mua tại tất cả các quầy thuốc, giá thành rẻ), đây là dung dịch đẳng trương với dịch cơ thể, rửa không gây đau xót mà lại có hiệu quả cao.
Tham khảo thêm: [Giải đáp] Có hay không nên rửa vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý?
Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, phụ nữ có thai ngứa vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Bởi khi đã nhiễm khuẩn âm đạo, mẹ có nguy cơ cao bị viêm tử cung, nếu không được xử lý kịp thời sẽ phải đẻ non, nặng hơn là sảy thai. Trẻ em sinh thường qua đường âm đạo sẽ bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thị giác nghiêm trọng.
Vậy nên khi mang thai, mẹ nên đặc biệt chú ý vệ sinh âm đạo và khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý.
Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích cho bạn khi gặp vấn đề về vùng kín.
Bài viết liên quan