Các nguyên nhân khiến vùng kín nữ giới có mùi và phương pháp khử mùi

Đánh giá post

Cơ quan sinh dục là  bộ phận quan trọng với bản thân của mỗi người và ảnh hưởng đến thế hệ sau. Vùng kín có mùi có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý, sự mất cân bằng trong cơ thể,… dễ tạo điều kiện cho các bệnh phụ khoa xảy ra. Hiểu rõ nguyên nhân, biết cách làm giảm mùi vùng kín sẽ giúp cho các bạn nữ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và sau này.

Vùng kín nữ giới có mùi do đâu?

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Bình thường, hệ vi khuẩn kí sinh ở đường âm đạo chung sống hòa thuận, các loại vi khuẩn có hại ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại bằng cách cạnh tranh thức ăn, chỗ bám, tiết ra các chất hạn chế sự sinh trưởng phát triển. Khi có yếu tố thuận lợi làm mất đi sự cân bằng ấy như dùng kháng sinh hoạt phổ rộng, dài ngày, hệ miễn dịch suy giảm, vệ sinh không đúng cách, quan hệ không an toàn làm tổn thương đường sinh dục… sẽ khiến cho những loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn, lấn át những loài có lợi. Chúng có thể tấn công vào các tế bào niêm mạc âm đạo kích thích âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, chúng cũng có thể tiết ra các sản phẩm có mùi, hòa trộn với dịch nhầy âm đạo làm cho dịch âm đạo có mùi tanh, màu trắng hoặc xám có thể kèm theo đau rát, ngứa, nổi mẩn đỏ,…

Viêm âm đạo do nấm

Loài nấm chúng ta thường hay gặp trong các bệnh về nấm đường âm đạo là candida albicans, một loài nấm ký sinh không gây bệnh trên đường âm đạo. Trong những trường hợp hệ miễn dịch suy giảm: HIV, Lao, Đái tháo đường, thay đổi thời tiết, suy dinh dưỡng,…, dùng thuốc tránh thai, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho  candida albicans phát triển và gây bệnh. Nhiễm nấm candida albicans có biểu hiện tăng tiết khí hư, lượng khí hư tiết ra không nhiều nhưng có màu trắng đục, mùi bất thường, đau rát âm hộ và âm đạo, đau khi đi tiểu và quan hệ…

Đọng nước tiểu

Vùng kín có mùi cũng có thể chỉ vì lí do đơn giản là nước tiểu đọng lại sau mỗi lần đi tiểu. Những giọt nước tiểu còn đọng lại sẽ kết hợp với với dịch âm đạo, đọng trên lớp đệm của quần lót và phần lông mu, tạo môi trường ẩm ướt cho các loại vi khuẩn phát triển và gây mùi. Hơn nữa, các thành phần có trong nước tiểu cũng gây nên mùi khai khó chịu. Nhưng bạn đừng lo, mùi khó chịu này có thể biến mất nhanh chóng nếu bạn vệ sinh thật sạch vùng kín hằng ngày.

Mặc quần lót quá chật

Mặc quần lót quá chật
Mặc quần lót quá chật

Quần lót chật ôm sát vùng kín khiến cho mồ hôi khó thoát ra ngoài, làm cho môi trường xung quanh vùng kín ẩm ướt khó chịu, các tế bào da chết, dầu nhờn, mồ hôi có thể tích tụ lại trong các nang lông gây tình trạng viêm nang lông và nhiễm khuẩn. Tuyến mồ hôi gồm 2 loại: Tuyến Eccrine và tuyến Apocrine.  Eccrine có mặt ở hầu hết bề mặt da, tiết mồ hôi không gây mùi, thành phần chỉ gồm nước và điện giải trong khi Apocrine có mặt ở vùng bẹn, nách, sinh dục tiết mồ hôi có mùi khó chịu, đây cũng là lý do tại sao vùng nách hay vùng sinh dục mỗi khi có mồ hôi đều có mùi khó chịu hơn so với những vị trí khác.

Mùi trong chu kỳ kinh nguyệt và sau khi sinh.

Trứng rụng không được thụ tinh nên vùng mạch máu nuôi dưỡng tử cung cũng không còn cần thiết, mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc tử cung bị đứt, lớp niêm mạc thoái hóa bong tróc và thoát ra ngoài theo đường âm đạo cùng máu. Vùng kín trong chu kỳ kinh nguyệt luôn trong tình trạng ẩm ướt, kết hợp giữa mùi máu tanh và các sản phẩm có mùi do vi khuẩn gây ra tạo nên mùi khó chịu mà ta thường gặp vào những ngày đèn đỏ.

Phụ nữ sau sinh thường sẽ có tình trạng giãn nở cơ tử cung, sau sinh thì lượng estrogen và progesteron cũng sụt giảm khiến cho lượng dịch tiết ra ở tử cung giảm theo làm mất đi lớp bảo vệ cơ học chống lại các tác nhân có hại, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây mùi.

Cách khử mùi hôi vùng kín nữ nhanh tại nhà

Vệ sinh “cô bé” thường xuyên

Vệ sinh vùng kín thường xuyên
Vệ sinh vùng kín thường xuyên

Ngày bình thường, chúng ta chỉ cần rửa vùng kín với nước sạch một cách nhẹ nhàng mỗi lần tắm là được. Hiện tại có những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn với vùng kín, bạn có thể sử dụng để duy trì cân bằng pH da, khử mùi vùng kín hằng ngày.

  • Lấy 1 lượng dung dịch vệ sinh phụ nữ vừa đủ là lòng bàn tay, thoa lên vùng kín cùng với nước để tạo bọt.
  • Rửa sạch bọt với nước là bạn đã làm sạch được vùng kín và hẳn sẽ cảm thấy cảm giác dễ chịu sau mỗi lần vệ sinh.

Lưu ý: không sử dụng những sản phẩm như xà bông, sữa tắm,.. những loại không dùng cho vùng kín vì có thể làm thay đổi pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Không dùng vòi nước trực tiếp xối mạnh vào vùng âm đạo vì có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần, nguồn gốc từ thiên nhiên.

Sắp tới ngày đèn đỏ, lượng dịch nhầy tiết ra cũng nhiều hơn bình thường, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày và thay đều đặn 3-4 tiếng để không làm ứ đọng dịch vùng kín.

Những ngày đèn đỏ mùi càng nặng và nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Nên thay băng vệ sinh 3-4 tiếng 1 lần tùy lượng máu kinh của mỗi người, nên dùng những loại băng vệ sinh mỏng, thông khí tốt để thoát mồ hôi và thoát mùi dễ dàng.

Mặc quần áo thoải mái

Vì quần áo, quần lót chật và làm bằng loại vải kém thông khí như vải nilon, vải da,… làm giảm khả năng thoát mồ hôi và gây ra mùi nên chúng ta cần hạn chế mặc những loại vải này khi trời oi bức, những ngày kinh nguyệt hay trong những hoạt động thể lực, gắng sức ngoài trời. Mặc những loại quần áo rộng, làm từ chất liệu vải thoáng khí như cotton sẽ làm giảm thiểu tình trạng xuất hiện mùi bất thường ở vùng kín.

Thụt rửa đúng cách

Vùng âm đạo có cơ chế tự làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả, trừ khi nó bị suy yếu trong các trường hợp bệnh lý, cho nên bình thường chúng ta chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng nước và dung dịch vệ sinh phụ nữ là đủ. Hiện nay có nhiều báo cáo có liên quan đến vấn đề thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nhưng cũng có sự liên quan về con số thống kê giữa những người thụt rửa âm đạo và những người mắc ung thư tử cung. Và dù không có những báo cáo này, việc thụt rửa âm đạo là không nên vì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào tận sâu trong tử cung, pH của dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng có thể làm thay đổi pH âm đạo, làm mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên của vùng kín trước các tác nhân gây hại. Nếu vẫn muốn thụt rửa âm đạo, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ, nhân viên y tế và sử dụng loại dung dịch vệ sinh gần với pH âm đạo.

Sử dụng nước hoa vùng kín

Sử dụng nước hoa vùng kín
Sử dụng nước hoa vùng kín

Trên thị trường mỹ phẩm hiện tại có bán những loại nước hoa vùng kín có tác dụng khử mùi, cân bằng pH âm đạo, chống oxy hóa làm hồng hào da vùng kín. Nên chọn những sản phẩm được bộ Y tế cấp phép lưu hành, chất lượng và phù hợp với pH âm đạo của mỗi người. Chú ý, những sản phẩm này có thể chứa chất gây kích ứng vùng kín, nếu xuất hiện tình trạng này, bạn nên ngưng sử dụng, và có thể cần đến tư vấn của bác sĩ phụ khoa nếu tình trạng dị ứng trở nên nặng nề.

  • Chỉ với 1-2 giọt nước hoa vùng kín nhỏ lên quần lót, bạn đã có thể làm cho vùng kín thơm mát cả ngày.
  • Những ngày đèn đỏ thì có thể nhỏ lên băng vệ sinh 1-2 giọt. 3-4 tiếng thay băng vệ sinh 1 lần, vì vậy bạn cũng nên mang theo lọ nước hoa vùng kín bên mình để nhỏ mỗi lần thay băng.

Cắt tỉa lông vùng kín

Lông mu rậm có thể ảnh hưởng tới khả năng thoát mồ hôi của vùng kín. Hơn nữa lông mu mọc nhiều còn cọ xát vào làn da, gây ngứa ngáy làm bạn muốn gãi, đôi khi sẽ khiến da bạn ửng đỏ, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy việc tỉa lông vùng kín là cần thiết, nhưng cũng đừng nên cạo hết lông mu vì nó có mặt ở vùng kín để làm nhiệm vụ bảo vệ đường sinh dục và mặt lợi sẽ nhiều hơn mặt hại nếu nó lông mọc không quá nhiều.

Tham khảo thêm: Phụ nữ có nên tỉa lông ở vùng kín, cách tỉa lông vùng kín đúng cách

Thay đồ lót thường xuyên

Nước tiểu cùng với dịch nhầy tích động phần đệm của quần lót tạo môi trường ẩm ướt khó chịu. Việc thay đồ lót thường xuyên sẽ làm mất đi môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, giảm mùi hôi và giảm mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Chế độ ăn lành mạnh

Khi sử dụng những loại thực phẩm có mùi hăng nồng như măng tây, tỏi,… hay dùng những chất kích thích như rượu, bia , thuốc lá, cafe,..làm thay rối loạn bài tiết hormone gây ra tình trạng tăng tiết dịch nhầy và khiến cho dịch nhầy có mùi khó chịu. Vì vậy bạn nên xây dựng cho mình 1 lối sinh hoạt lành mạnh không sử dụng chất kích thích và hạn chế ăn những loại thực phẩm trên nếu vùng kín xuất hiện mùi bất thường.

Dùng sản phẩm vệ sinh phù hợp

Để làm sạch vùng kín hằng ngày, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lí, nước trầu không, nước trà xanh vì chúng có tác dụng diệt khuẩn khá tốt và an toàn với vùng kín. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ thì nên dùng loại có thành phần thiên nhiên, pH gần pH âm đạo.

Băng vệ sinh dùng loại thoáng khí, mỏng nhẹ như kotex, diana,…loại hàng ngày những ngày bình thường và loại lớn dùng cho những ngày đèn đỏ. Chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên 3-4 tiếng 1 lần để tránh bị nhiễm khuẩn.

Sử dụng thuốc khử mùi vùng kín

Ngoài nước hoa  vùng kín, bạn còn có 1 lựa chọn nữa là xịt khử mùi, nó cũng có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi, cân bằng pH âm đạo khá tốt và bạn nên thử phương pháp này nếu vùng kín có mùi khó chịu.

Lưu ý khi khử mùi vùng kín nữ tại nhà

  • Các biện pháp nêu trên chỉ có tác dụng khi mới xuất hiện tình trạng mùi vùng kín, khi chưa tiến triển thành bệnh.
  • Việc khử mùi vùng kín tại nhà có thể khiến cho tình trạng này nặng nề thêm nếu làm không đúng cách, nếu tình trạng mùi xuất hiện trong thời gian dài, có thể là dấu hiệu cơ thể báo cho bạn biết rằng nó đang gặp phải rắc rối và cần được chữa trị, vì vậy tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn kịp thời.
  • Sử dụng các sản phẩm gần với pH tự nhiên âm đạo, không dùng xà bông tắm, xà phòng để vệ sinh vùng kín
  • Không nên thụt rửa âm đạo.
  • Vệ sinh hàng ngày với dung dịch vệ sinh phụ nữ là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng mùi vùng kín.

Bị hôi vùng kín nữ khi nào phải đi khám bác sĩ?

Khi bạn thấy vùng kín xuất hiện dịch nhầy có mùi tanh, trắng đục, hay đau rát âm đạo khi quan hệ, khi tiểu tiện, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thì bạn nên đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *