[Giải đáp] Có nên bôi thuốc DEP vào bộ phận sinh dục không?

Đánh giá post

DEP là một loại thuốc đang rất phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường hiện nay trong việc điều trị ghẻ ngứa và các bệnh về da liễu. Vậy DEP là thuốc gì? DEP có tác dụng gì, phù hợp với những đối tượng nào, thuốc DEP bôi vào bộ phận sinh dục có sao không, những lưu ý gì khi sử dụng thuốc. Dưới đây sẽ là giải đáp cho những thắc mắc ấy!

Thuốc DEP là thuốc gì?

DEP là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, có tác dụng làm mềm, làm sạch và bảo vệ da.

Dạng bào chế: thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi ngoài da, dễ dàng thấm sâu vào trong da và phát huy tác dụng.

Công ty sản xuất: đây là sản phẩm của công ty cổ phần Hóa – dược phẩm Mekophar Việt Nam.

Quy cách đóng gói: thuốc DEP được đóng gói thành các lọ thuốc nhỏ có hàm lượng 10g, một hộp thuốc gồm 20 lọ thuốc.

Thành phần: thành phần chính của 1 lọ thuốc DEP hàm lượng 10g bao gồm:

  • Diethyl Phtalat có hàm lượng 9,5g. Đây là một hợp chất ester giữa acid Phtalic và diethyl, có tác dụng chính trong việc điều trị ghẻ, lở, tróc vảy và các bệnh về da liễu.
  • Tá dược vừa đủ 10g, bao gồm: sáp ong, lanolin khan… Đây là những tá dược thân dầu, có khả năng hút nước mạnh để tạo thành dạng nhũ tương nước/dầu của dược chất, làm tăng khả năng thấm sâu dược chất vào trong da.

Số đăng kí của sản phẩm thuốc mỡ bôi ngoài da DEP của công ty cổ phần Mekophar là VS – 4958 – 16.

Xem thêm: [Review] Bí quyết dưỡng ẩm da không khó với Alcohol Free Toner

Thuốc DEP có tác dụng gì?

Với thành phần chính là Diethyl Phtalat, sản phẩm thuốc mỡ DEP có tác dụng chính trong việc điều trị các vấn đề về da do các loại ký sinh trùng kí sinh trên da gây ra. Các tác dụng được ghi nhận khi sử dụng DEP bao gồm:

  • Có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh ghẻ, chữa các vết ngứa trên da, điều trị tích cực các tổn thương do các loại kí sinh trùng khác gây ra.
  • Thuốc còn có tác dụng phòng chống sự tấn công của các loại côn trùng đến da như: muỗi, mạt, ve, bọ chét, vắt và đỉa.

Đối tượng sử dụng thuốc DEP

Đối tượng sử dụng thuốc DEP
Ảnh: Đối tượng sử dụng thuốc DEP

Các đối tượng được chỉ định sử dụng thuốc DEP bao gồm:

  • Người mắc các bệnh da liễu về ghẻ như ghẻ nước, ghẻ ngứa, ghẻ xốn.
  • Dự phòng điều trị trong trường hợp bị côn trùng đốt (như muỗi, mạ, ve, bọ chét đốt) hoặc các trường hợp bị tổn thương da do vắt, đỉa.

Thuốc được chỉ định sử dụng cho người lớn, chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em và người cao tuổi và những người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng thuốc DEP

Cách sử dụng thuốc DEP để sản phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất bao gồm:

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị bằng nước sạch, sau đó lau khô để vùng da cần điều trị có được trạng thái tốt nhất.
  • Thoa 1 lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị ghẻ ngứa. Không nên bôi quá nhiều thuốc vì sẽ gây nên hiện tượng bí tắc da và lãng phí thuốc.
  • Để thuốc khô tự nhiên trước khi mặc quần áo.
  • Sau khi bôi thuốc, tránh cho vùng da đang điều trị tiếp xúc với các loại bụi bẩn, không rửa lại với nước trong vòng 5 -8 tiếng để thuốc phát huy hết được công dụng.
  • Sau 6 – 8 tiếng, có thể rửa sạch vùng da cần điều trị và sử dụng liều tiếp theo.

Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng sử dụng mà có cách sử dụng và liều dùng khác nhau:

  • Đối với người lớn cần điều trị ghẻ ngứa: sử dụng thuốc bôi DEP 1 – 2 lần trong 1 ngày, kiên trì sử dụng cho đến khi tình trạng ghẻ ngứa khỏi hoàn toàn.
  • Đối với người lớn cần dự phòng điều trị do côn trùng đốt: sử dụng một lượng thuốc nhỏ, bôi một lớp mỏng lên vùng da cần dự phòng bảo vệ
  • Đối với trẻ em bị bệnh ghẻ: các khuyến cáo cho thấy không nên sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da DEP cho trẻ em dưới 10 tuổi. Phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp.

Xem thêm: [Review] Nước hoa vùng kín Emma’s Secret Paris của Pháp có thật sự tốt không?

Bôi thuốc DEP vào bộ phận sinh dục có sao không?

Thuốc bôi DEP với thành phần chính là Diethyl Phtalat có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh nên được chống chỉ định sử dụng trên những vùng niêm mạc như: niêm mạc mắt, các vết thương hở và bộ phận sinh dục. Vì vậy, không nên bôi thuốc DEP vào bộ phận sinh dục để điều trị ghẻ ngứa do đây là bộ phận rất nhạy cảm, có nhiều niêm mạc sẽ gây nên tình trạng đau rát và tổn thương vùng kín.

Để điều trị tình trạng ghẻ ngứa ở bộ phận sinh dục, có thể sử dụng thuốc bôi dạng kem có chứa Crotamiton (biệt dược là Eurax) hoặc một số loại thuốc chuyên dùng cho vùng kín để thay thế DEP.

Lưu ý khi sử dụng thuốc DEP

Một số lưu ý mà người sử dụng cần quan tâm khi sử dụng thuốc bôi ngoài da DEP bao gồm:

  • Tránh để thuốc dính vào các vùng niêm mạc như mắt, các vết thương hở, bộ phận sinh dục. Nếu xảy ra tình trạng này, rửa sạch ngay lập tức với nước. Quan sất tình trạng cơ thể trong 24h, cần gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Sử dụng lượng thuốc vừa đủ với vùng da cần điều trị, không bôi quá dày sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Tuân thủ liều lượng và liệu trình sử dụng thuốc đã được khuyến cáo.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi DEP.
  • Thận trọng khi sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc. Theo dõi phản ứng của vùng da được bôi thuốc trong 24h và báo cho bác sĩ nếu xuất hiện những phản ứng khác thường.

Tác dụng phụ của thuốc DEP

Thuốc DEP có hoạt tính mạnh trong việc điều trị ghẻ ngứa trên da do kí sinh trùng, vì vậy sản phẩm có thể gây ra các tác dụng phụ trên các làn da nhạy cảm. Thuốc có thể gây kích ứng trên vùng da sử dụng thuốc, gây nên tình trạng dị ứng. Các loại kích ứng này là không quá nguy hiểm và thường biến mất ngay sau khi dừng thuốc hoặc sau khi thuốc ngấm vào da.

Tuy nhiên nếu tình trạng dị ứng này tiếp tục kéo dài và có chiều hướng tiến triển nặng hơn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *